Vì sao chọn chúng tôi?
UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP – TẬN TÂM – GIÁ CẢ CẠNH TRANH – BẢO HÀNH CHU ĐÁO
UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP – TẬN TÂM – GIÁ CẢ CẠNH TRANH – BẢO HÀNH CHU ĐÁO
Trong 5 linh kiện thiết bị điện tử thì tủ điện là một trong những linh kiện quan trọng. Tủ điện không thể thiếu trong các mạch dao động, mạch lọc và các loại truyền dẫn tín hiệu xoay chiều. Chức năng của tủ điện là gì và có bao nhiêu loại tủ điện, hãy cùng Huỳnh Lai tham khảo bài viết dưới đây để cùng hiểu thêm rõ về tủ điện bạn nhé!
Tủ điện là gì? Là nơi dùng để chứa các thiết bị hay bảng thiết bị điện như: cầu giao, công tắc, biến áp, biến thế,… ở các nhà máy, công trình, nhà cửa,… Tùy vào vị trí và mục đích sử dụng tủ điện thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông.
Tủ điện là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình dân dụng hay công nghiệp nào. Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị điều khiển và đóng cắt điện. Cũng là nơi đấu nối, phân phối điện tới các công trình, đảm bảo cách ly người sử dụng và các thiết bị mang điện trong quá trình vận hành.
Tùy vào nhu cầu sử dụng, nó có thể được làm từ tấm kim loại hoặc composite với những kích thước và độ dày khác nhau. Trong các ứng dụng thông thường thì nó thường được sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn với nhiều màu sắc khác nhau tùy theo lĩnh vực và mong muốn của thiết kế.
Tùy vào mục đích sử dụng, cấu tạo và chức năng, tủ điện có thể được phân ra các loại phổ biến như sau:
– Được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 60439. Vỏ của tủ điện được chế tạo từ thép mạ kẽm và được sơn tĩnh điện. Các phần như nắp tủ, mặt sau, mặt hông có thể lắp dỡ dễ dàng, tạo thuận lợi cho người sử dụng khi lắp đặt và bảo trì.
– Được thiết kế sử dụng trong nhà để phân phối điện cho các phụ tải công suất lớn. Nó có ưu điểm là thiết kế theo kiểu module được đặt cạnh nhau để tạo thành một hệ thống phân phối điện bao gồm ngăn lộ vào, ngăn phân đoạn và ngăn phân phối.
Tụ điện điều khiển trung tâm được cung cấp cả hai loại là loại cố định và loại không cố định (có thể kéo đi kéo lại).
– Các thiết bị được sử dụng bên trong tủ điện như bộ biến tần, khởi động mềm, bộ khởi động trực tiếp, bộ khởi động sao, bộ khởi động máy biến áp và các thiết bị bảo vệ, điều khiển.
– Khung và nắp tủ được chế tạo từ thép mạ điện và được sơn tĩnh điện. Có cơ chế vận hành như sau:
+ Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để đóng ngắt, đảo chiều quay cho các động cơ.
+ Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để thay đổi tốc độ quay của động cơ.
Tủ điện được sử dụng ở những nơi có phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục để cấp điện khi có sự cố từ phía nguồn lưới. Tủ điện ATS có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn cung cấp từ lưới sang nguồn dự phòng để cấp điện trở cho nguồn tải hoạt động.
– Điện áp định mức: 380V/415V
– Dòng điện định mức: 1600A/2000A/2500A/3200A/6300A
– Thời gian chuyển mạch: 5~10s
– Tủ điện được thiết kế và sử dụng trong các nhà máy, phân xưởng hay phân phối điện cho một tầng trong tòa nhà. Vì thế, nó được thiết kế gọn nhẹ, an toàn, có tính thẩm mỹ cao và thuận lợi vận hành.
– Tủ điện DB có phân chia theo màu xanh, đỏ, vàng và điều này giúp cho việc lắp đặt dễ dàng thuận tiện cũng như công tác bảo trì sửa chữa sau này.
Phòng cháy chữa cháy là một vấn đề quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực, địa điểm,… Nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu không có sự chuẩn bị ngăn chặn cẩn thận. Tủ điện chống cháy nổ ra đời đã khiến cho hệ thống bảo vệ phòng cháy chữa cháy được an toàn.
Tủ điện ngoài trời hiện nay đã được người dân sử dụng khá phổ biến. Và hơn thế nữa, khi nền kinh tế công nghiệp đang phát triển, nhu cầu của mọi người ngày càng tăng thì nhu cầu tìm kiếm sản phẩm này càng cao.
Một tủ điện ngoài trời bao gồm các bộ phận: Vỏ tủ điện và các thiết bị điện được lắp đặt bên trong tủ. Vai trò chính của vỏ tủ điện chính là nhằm để bảo vệ các thiết bị điện bên trong tủ, tránh xa những tác động của môi trường ở bên ngoài.
Tủ điện ngoài trời hiện nay được sử dụng trong mạng phân phối điện. Nó có tác dụng là điều khiển động cơ làm việc độc lập hoặc theo một quy trình công nghệ nhất định. Tủ có thể vận hành theo 2 cách là bằng tay hoặc theo cơ chế tự động.
Phạm vi để lắp đặt tại các cụm thiết bị ngoài trời thường là trong các khu nhà máy công nghiệp, khu đô thị, sân bay, cầu cảng,…
Vỏ tủ điện là thứ dùng để chứa các thiết bị điện như aptomat,cầu dao, biến thế, đồng hồ điện và bộ điều khiển,… Thường được lắp ở trong các nhà máy cũng như các công trình dân dụng.
Vỏ tủ điện được thiết kế và sản xuất theo các tiêu chuẩn công nghiệp đã đặt ra, nó được gọi là vỏ tủ điện công nghiệp. Loại vỏ tủ điện thông thường có dạng hình chữ nhật. Có loại 1 cánh và có loại vỏ tủ điện ngoài trời 2 cánh. Thường cánh trong tủ điện 2 cánh hoặc cánh tủ 1 lớp thì được khoét lỗ. Nhằm để gắn đồng hồ đo chỉ số điện năng, đèn báo tín hiệu, bảng điều khiển,…
Vỏ tủ điện là một trong những bộ phận không thể thiếu vắng trong các công trình công nghiệp và dân dụng. Nó có tác dụng vận hành hệ thống điện một cách dễ dàng. Và bảo quản thiết bị an toàn, nâng cao tuổi thọ cho các thiết bị điện,…
– Vỏ tủ điện trong nhà: Là loại tủ điện có chân đế, thường được đặt trên sàn hoặc treo tường.
– Vỏ tủ điện ngoài trời: Là loại có chân đế đặt trên nền, có tai treo trên cột và có mái dốc nước.
– Vỏ tủ điện đặc biệt: Với loại tủ này, sử dụng vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao, chống nước,… tùy theo từng nhu cầu sử dụng đặc biệt.
Tủ điện điều khiển chiếu sáng được dùng cho các hệ thống đèn chiếu trong các khu vực công cộng như khu đô thị, đường phố, công viên, vườn hoa,… hay có thể ở trong các trung tâm thương mại, chung cư, văn phòng, trường học, bệnh viện, sân bay,…
– Tùy vào sơ đồ nguyên lý sẽ có thiết kế với kích thước phù hợp.
– Tiêu chuẩn IP20 – IP54
– Tủ tôn dày 2mm và được sơn tĩnh điện
– Kết hợp với relay thời gian được cài đặt chế độ bật, tắt thiết bị chiếu sáng trong 1 khoản thời gian được định trước.
Tủ dùng để bù công suất cho các phụ tải trong phân xưởng các dây chuyền sản xuất, các phụ tại thương mại lớn, công suất bù có thể đến 600kVAR. Phương thức điều chỉnh dung lượng bù và bảo vệ tụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Tủ điện động lực có chức năng chính là đóng cắt các thiết bị phụ tải có công suất lớn. Tín hiệu điều khiển là từ các bộ điều khiển khả trình như PLC, vi xử lý, máy tính… nó hay đi kèm với các Tủ điện điều khiển.
Vỏ tủ điện công nghiệp có nhiệm vụ là nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các mạch điện và bảng điều khiển ở bên trong tủ điện. Bên cạnh đó nhằm mục đích tránh được tiếp xúc trực tiếp của người với nguồn điện.
Tùy vào mỗi loại vỏ tủ điện mà sẽ có các cấu tạo và thiết kế khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng và môi trường sử dụng.
Ví dụ như các vỏ tủ điện ngoài trời thường thiết kế theo kiểu có mái cho và được sơn tĩnh điện. Hoặc cũng có thể là những tủ điện inox có tác dụng là chống lại sự ăn mòn và rỉ sét. Nhưng ngược lại thì các tủ điện trong nhà lại có những thiết kế nhỏ gọn và có kiểu dáng hiện đại.
Hiện nay nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, con người không thể sống thiếu điện. Vỏ tủ điện chính là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình sử dụng điện nào cả. Vỏ tủ điện được lắp đặt không chỉ để bảo vệc các thiết bị điện. Mà còn có tác dụng cách ly và đảm bảo an toàn cho người sử dụng điện.
Chính vì thế, những công trình với quy mô lớn nhỏ khác nhau, với những đặc điểm tính chất khác nhau. Mà các hệ thống điện được kết nối cũng sẽ có sự khác biệt. Dẫn đến bảng thiết bị điện trong vỏ tủ điện cũng không giống nhau. Vì vậy, mỗi sản phẩm vỏ tủ điện sẽ được sử dụng trong các công trình và mục đích khác nhau. Từ đó sẽ có sự khác biệt về kích thước, độ dày và hình dáng.
Từ những đặc điểm khác biệt đó mà giá thành của những sản phẩm này cũng sẽ khác nhau. Như thế, để các chủ đầu tư dễ dàng lựa chọn được những loại vỏ tủ điện phù hợp cho công trình của mình, họ cần phải cập nhật đầy đủ các bảng báo giá vỏ tủ điện và chi tiết. Bao gồm tên các dòng sản phẩm, kích thước, số liệu,… và hơn hết là giá thành.
Bên cạnh đó, với sự đổi mới nhanh chóng mặt, giá thành của mỗi sản phẩm cũng có sự chênh lệch ở các thời điểm khác nhau. Đây chính là lý do để các nhà đầu tư cập nhật thường xuyên bảng giá vỏ tủ điện ngoài trời. Nhằm mục đích đưa ra các chính sách để xử lý thích hợp.
Bước 1: Chọn tấm tôn có kích thước phù hợp để cắt, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng.
Bước 2: Đột lỗ trên máy đột tay hay máy đột CNC
Bước 3: Mài nhẵn các lỗ làm sạch bavia
Bước 4: Chấn chỉnh hình và kiểm tra kỹ lưỡng
Bước 5: Hàn ghép và vệ sinh các mối hàn
Bước 6: Tẩy dầu mỡ bằng dung dịch xút và tẩy gỉ bằng dung dịch acid. Nhằm để đảm bảo vỏ sẽ không bị gỉ.
Bước 7: Định hình bề mặt bằng hóa chất chuyên dụng
Bước 8: Phốt phát hóa bề mặt
Bước 9: Rửa nước và hong khô rồi tiến hành kiểm tra lại
Bước 10: Phun bột sơn tĩnh điện với màu phù hợp nhu cầu rồi kiểm tra
Bước 11: Sấy ở nhiệt độ 190 đến 200 độ trong khoảng 10 phút
Bước 12: Lắp ráp và kiểm tra sản phẩm lần cuối cùng. Sau đó bao gói và sử dụng.